Rate this post

 Châu Âu luôn là một thị trường đầy tiềm năng song hành với thách thức đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Nhà xuất khẩu không chỉ phải nắm rõ về nhu cầu, thị hiếu của thị trường này mà còn hiểu rõ và thông thạo các kiến thức, thủ tục xuất khẩu hàng hóa đi Châu Âu cũng như cập nhật các tin tức, hiệp định mới sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh xuất khẩu của mình trong tươi lai. 

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa 

Để tiến hành gửi một lô hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu nói riêng và các nước, các châu lục khác nói chung, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ những giấy tờ sau :
1. Hợp đồng mua bán ( Sales Contract ) giữa người mua ( nhà nhập khẩu ) và người bán ( nhà xuất khẩu )
2. Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ) ghi rõ giá trị các mặt hàng xuất khẩu
3. Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing List ) khai báo số lượng hàng hóa của từng mặt hàng và quy cách đóng gói, tổng số kiện hàng xuất khẩu
4. Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin ) : chứng từ này khá quan trọng cho hàng hóa vào Châu Âu vì không những nhà nhập khẩu sẽ được ưu đãi thuế khi được nhà xuất khẩu cung cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà ở một số nước trong cộng đồng Châu Âu, một số mặt hàng bắt buộc phải có xuất xứ rõ ràng.
5. CE Marking – Chứng nhận lưu hành trên thị trường chung Châu Âu . CE Marking viết tắt của ““Conformité Européenne” là một chứng thực để hàng hóa khi được dán mác CE sẽ rất dễ dàng lưu thông trên khắp Châu Âu vì nó đã chứng minh được chất lượng của sản phẩm hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn chung Châu Âu.

Một số quy định cần lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa vào EU 

ENS : để đảm bảo an ninh trong khu vực, hải quan các nước Châu Âu quy định hàng hóa nhập khẩu vào thị trường phải thông qua việc khai báo rõ ràng hơn ( Entry Summary Declaration ) các chi tiết hàng hóa. Ví dụ trước đây khi xuất khẩu, người gửi có thể khai chung chung là hàng may mặc. Tuy nhiên với ENS, người gửi hoặc đại lý giao nhận cần khai báo rõ ràng trong chứng từ Invoice & Packing List áo khoác màu gì, quần đùi hay quần dài …

Kê khai rõ ràng và chi tiết hơn người xuất khẩu và người nhập khẩu với đầy đủ thông tin : tên công ty, địa chỉ, tên người nhận, số điện thoại, email, mã số thuế và có thể là cả EORI number ( mã chứng minh nhân dân của công dân tại Châu Âu )

Thời hạn và cách thức kê khai ENS : theo quy định, hàng hóa phải được kê khai trước khi rời cảng 24 giờ nếu đi trực tiếp đến cảng Châu Âu hoặc trước khi rời cảng chuyển tải 24 giờ nếu hàng đi gián tiếp qua một nước khác đến Châu Âu. Việc kê khai ENS được thường được thực hiện bởi các đại lý vận tải và truyền thẳng thông tin đến hải quan EU.

Cuối cùng, năm 2018 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực. Qua đó, gần 86% dòng thuế, tương đương 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đây là cơ hội vô cùng thuận lợi cho các nhà xuất khẩu tiếp tục đẩy mạnh tiến vào thị trường Châu Âu mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên nhà xuất khẩu Việt Nam cũng cần phải chú ý và cải thiện về chất lượng sản phẩm xuất khẩu vì dỡ bỏ rào cản thuế quan cũng đồng nghĩa đến việc thắt chặt hơn về các thủ tục kiểm tra hải quan và chất lượng, xuất xứ của sản phẩm.