Công nghệ tân tiến, công nghiệp phát triển mạnh mẽ, khoa học kỹ thuật cải thiện, kinh tế thế giới ngày càng có những bước tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Nhu cầu giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới cũng như trong khu vực không ngừng phát triển mạnh, đây là nền tảng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics vận tải quốc tế có những bước chuyển mình và phát triển rực rỡ hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước đi lên.
Vai trò của dịch vụ logistics với các doanh nghiệp
Nền kinh tế thị trường phát triển cùng với những tiến bộ công nghệ, khoa học, dịch vụ logistics ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Dịch vụ logistics phát triển tạo ra sự liên kết trong các lĩnh vực khác nhau, mang đến chiến lược kinh doanh lâu dài và bền vững cho các doanh nghiệp. Logistics giúp các doanh nghiệp vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa… tối ưu quá trình vận tải quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Logistics còn là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho chiến lược marketing của các công ty. Có thể nói, dịch vụ logistics là yếu tố then chốt quan trọng trong việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với đối tượng công chính, đảm bảo hàng hóa của bạn sẽ được phủ sóng với tốc độ rộng rãi hơn, không chỉ thị trường Việt Nam mà còn đến với nhiều thị trường quốc tế.
Dịch vụ logistics trong sự phát triển của nền kinh tế
Nói về tầm vĩ mô hơn, dịch vụ logistics phát triển góp phần tăng cường hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu như giai đoạn hiện nay thì sự cạnh tranh giữa nền kinh tế của các quốc gia là vô cùng khốc liệt và gay gắt.
Hàng hóa sản xuất cần phải được tiêu thụ. Nông sản và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng như rất nhiều các mặt hàng may mặc, công nghiệp khác muốn tiêu thụ nhanh hơn cần phải được xuất khẩu đến các nước trên thế giới và điều này chỉ có thể thực hiện được khi liên kết hợp tác với các công ty, dịch vụ logistics vận tải quốc tế.
Tương tự, có nhiều tài nguyên mà Việt Nam khai thác không đủ và cần nhập khẩu ở nước ngoài như xăng dầu hay các mặt hàng điện tử khác như điện thoại, laptop hay ô tô… Các mặt hàng này chỉ có thể nhanh chóng có mặt tại thị trường Việt Nam khi dịch vụ logistics vận tải quốc tế phát triển.
Trên đây là một số chia sẻ về tầm quan trọng cũng như vai trò của logistics trong sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế của đất nước cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.