Rate this post

Những năm gần đây, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ trong nước đang ngày càng phát triển. Hầu hết các doanh nghiệp đều đang hướng tới việc xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường nước ngoài. Theo đó, khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa đối với các loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ cần có những lưu ý gì? Làm thế nào để quy trình thủ tục xuất khẩu diễn ra suôn sẻ vẫn là điều mà nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở quan tâm.

 Quy trình làm thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Đối với mặt hàng này, thủ tục hải quan khá đơn giản vì nước ta đang khuyến khích xuất khẩu nhằm đưa những mặt hàng mang đậm nét văn hóa, truyền thống của Việt Nam được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến. Để làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp cần trải qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nêu rõ đặc điểm, tính chất của hàng hóa được xuất khẩu như khối lượng, chất liệu, số lượng,… cho đơn vị làm thủ tục vận chuyển. Tất cả các loại nguyên liệu đặc biệt như gỗ đều cần có giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo tính minh bạch của hàng hóa. Đồng thời đảm bảo loại hàng này không sử dụng nguyên liệu là gỗ quý, gỗ cấm khai thác trái với quy định của pháp luật.

Có một số lưu ý khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Bước 2: Cung cấp danh mục hàng hóa cần xuất khẩu để làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể thực hiện bước này thông qua hệ thống khai báo hải quan điện tử. Song cũng vì vậy mà các bước khai báo cần phải thật chính xác để tránh các sai sót không đáng có.

Bước 3: Để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc hàng thủ công mỹ nghệ, chủ doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất cần cung cấp chứng nhận làng nghề theo quy định. Giấy chứng nhận này cũng giúp bạn có thể giảm được nhiều khoản phụ phí theo quy định của pháp luật về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay.

Tùy theo tính chất hàng được gửi mà đơn vị vận chuyển có thể sẽ yêu cầu một số chứng từ có liên quan khác.

Lưu ý về quy định xuất nhập khẩu

Ở Việt Nam, đây là mặt hàng đang được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu nên doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép xuất khẩu. Theo đó, thủ tục xuất khẩu hàng mỹ nghệ cũng đã đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều so với các loại mặt hàng khác. Điều bạn cần lưu ý hơn hết là quy định về nhập khẩu của quốc gia mà bạn muốn phân phối mặt hàng mỹ nghệ của mình.

Nhiều quốc gia không cho phép nhập khẩu hàng hóa có dấu hiệu là hàng nhái. Do đó, hàng mỹ nghệ mà bạn xuất khẩu phải không được sản xuất với số lượng lớn bằng dụng cụ tinh vi hay bằng khuôn. Đồng thời phải là hàng tiêu dùng đơn thuần, không được bắt chước sản phẩm của nước khác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về thủ tục hải quan xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với TCL Logistics để được giải đáp kịp thời.